TỌA ĐÀM KHOA HỌC “What motivates people to become wealthier?” (Những yếu tố thúc đẩy động lực làm giàu của người dân)

Ngày 19/09/2022, Khoa Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Ngoại Thương tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề: “WHAT MOTIVATES PEOPLE TO BECOME WEALTHIER?” (Những yếu tố thúc đẩy động lực làm giàu của người dân). Tọa đàm được tổ chức dưới cả hai hình thức trực tiếp tại Trường Đại học Ngoại Thương và trực tuyến trên Ms Teams, với sự tham dự của đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên, sinh viên và người quan tâm.
Khách mời đặc biệt của Tọa đàm là GS Andreas Stoffers, Giám đốc quốc gia của Quỹ Friedrich Nauman (FNF). Tọa đàm có sự tham gia của PGS, TS Đào Ngọc Tiến, Phó hiệu trưởng Nhà trường; PGS, TS Hoàng Xuân Bình, Trưởng Khoa Kinh tế Quốc tế; PGS, TS Từ Thúy Anh, Tổng biên tập Tạp chí Quản lý và Kinh tế Quốc tế; PGS, TS Vũ Hoàng Nam, Trưởng phòng Quản lý khoa học; PGS,TS Nguyễn Thị Tường Anh, Phó trưởng Khoa KTQT; TS Lương Thị Ngọc Oanh, Phó trưởng Khoa KTQT và một số các thày cô là trưởng phó đơn vị trong và ngoài trường cũng như hơn 200 giảng viên, sinh viên, học viên cao học và NCS ở cả 3 cơ sở của Trường Đại học Ngoại Thương.
Đặc biệt, tọa đàm còn có sự tham gia của diễn giả TS Rainer Zitelmann, chuyên gia nghiên cứu hàng đầu thế giới về lĩnh vực của cải trong xã hội và người giàu, học giả và tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng thế giới. Tọa đàm cũng nhận được quan tâm của giới truyền thông với các phóng viên từ Tạp chí Việt Nam hội nhập, Báo Đầu tư, Tạp chí điện tử Nhịp sống doanh nhân, Báo điện tử YAN News đến tham dự và đưa tin.
Trước khi bắt đầu Tọa đàm, thay mặt Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại thương, PGS, TS Đào Ngọc Tiến và Ban Lãnh đạo Khoa Kinh tế Quốc tế đã có buổi tiếp xã giao diễn giả khách mời, TS Rainer Zitelmann và đại diện Quỹ FNF, GS Andreas Stoffers. Tại buổi tiếp đón, hai bên đã thảo luận về các chủ đề nghiên cứu mới và các cơ hội hợp tác trong tương lai.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, PGS, TS Đào Ngọc Tiến đánh giá cao tính khoa học, thực tiễn và sự hấp dẫn của chủ đề Tọa đàm. PGS, TS Đào Ngọc Tiến tin tưởng rằng các thảo luận thực chất, có giá trị khoa học sẽ gợi mở nhiều hướng nghiên cứu mới về lĩnh vực của cải trong xã hội và người giàu trong tương lai. Thay mặt cho Trường Đại học Ngoại Thương, PGS, TS Đào Ngọc Tiến cũng gửi lời cảm ơn và trao tặng quà lưu niệm của Nhà trường cho các đại biểu và diễn giả khách mời. Về phía diễn giả, TS Rainer Zitelmann cũng gửi tới các vị đại biểu và khoa Kinh tế Quốc tế một số cuốn sách nổi tiếng của ông được dịch sang tiếng Việt và mới được xuất bản gần đây ở Việt Nam.
Trong nội dung chính của Tọa đàm, dưới sự chủ trì của GS Andreas Stofers và PGS, TS Nguyễn Thị Tường Anh, TS Zitelmann đã trình bày nghiên cứu với chủ đề “Thái độ phổ biến của người dân đối với của cải và người giàu tại Việt Nam cũng 10 nước khác tại châu Á, châu Âu và châu Mỹ”. Zitelmann là một nhà sử học, triệu phú tự thân, doanh nhân khởi nghiệp thành công, học giả và tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng thế giới. Từ năm 2011, ông đã xuất bản nhiều cuốn sách về các chủ đề: Đặt mục tiêu, Thành công và Tài chính. Cuốn sách “Dare to be different and grow rich” (Quái kiệt làm điều khác biệt) của ông đã được dịch ra hơn 10 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Bài thuyết trình của TS Zitelmann đem đến cái nhìn đa chiều, so sánh được các thái độ tích cực, tiêu cực, yêu, ghét đối với của cải và người giàu tại khắp các nơi trên thế giới. Theo khảo sát của tác giả, so với các nước khác, Việt Nam hiện tại là một trong những nước có thái độ tương đối tích cực đối với của cải và sự giàu có trong xã hội.
Nếu như bài thuyết trình đầu tiên nói về việc người Việt Nam có thái độ tích cực đối với việc làm giàu và người giàu, thì bài thuyết trình thứ hai của ThS Phạm Phương Thảo lại cung cấp cho những người tham dự một câu chuyện kết nối, đi từ thái độ đối với việc làm giàu đến hành vi làm giàu. ThS Phạm Phương Thảo cùng nhóm nghiên cứu đã đi tìm hiểu của thái độ đối với người giàu và quan điểm về giàu có tác động đến hành vi làm giàu của người Việt Nam như thế nào. Bài thuyết trình đưa thêm góc nhìn mới về tâm lý người Việt, góp phần đem lại hàm ý chính sách thú vị giúp Việt Nam trở thành một quốc gia bình đẳng và thịnh vượng.
Phần trình bày của hai diễn giả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và câu hỏi của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên, sinh viên và người quan tâm. Ngoài các câu hỏi chuyên môn từ các giảng viên và nhà nghiên cứu, TS Zitelmann cũng nhận được những câu hỏi thú vị và xin lời khuyên cho người trẻ từ các nhà báo và các bạn sinh viên tham dự.
Tổng kết Tọa đàm, PGS, TS Nguyễn Thị Tường Anh, chủ trì Tọa đàm cho rằng buổi Tọa đàm đã đem đến rất nhiều các kiến thức mới thú vị về thái độ tương đối tích cực đối với của cải và việc giàu có, đặc biệt Tọa đàm còn đem đến những phương pháp nghiên cứu hiện đại, rất bổ ích dành cho các bạn cao học viên, NCS đang học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Ngoại Thương.
Cuối chương trình, Ban tổ chức còn nhận được nhiều phản hồi tích cực về nội dung và hình thức tổ chức, việc thành công trong kết hợp tổ chức Tọa đàm trực tiếp và trực tuyến, đặc biệt có sự gắn kết, trao đổi thông tin liên tục giữa các diễn giả và các nhà nghiên cứu, học viên tham dự Tọa đàm.
Thông tin của tọa đàm trên báo chí
– Trên Tạp chí Việt Nam hội nhập: xem tại
– Trên Tạp chí Yan: xem tại
Một số hình ảnh của Tọa đàm

Buổi tiếp xã giao của lãnh đạo trường ĐH Ngoại Thương, khoa Kinh tế quốc tế với khách mời trước giờ tọa đàm

PGS, TS Đào Ngọc Tiến phát biểu khai mạc tọa đàm

TS Rainer Zitelmann tặng PGS, TS Đào Ngọc Tiến các ấn phẩm vừa được dịch sang tiếng Việt và xuất bản của mình

Các đại biểu tham gia Tọa đàm: PGS, TS Hoàng Xuân Bình, trưởng khoa Kinh tế Quốc tế, PGS, TS Từ Thúy Anh, TBT Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, PGS, TS Vũ Hoàng Nam, Trưởng phòng QLKH, PGS, TS Nguyễn Thị Tường Anh, Phó trưởng khoa KTQT, TS Lương Thị Ngọc Oanh, Phó trưởng khoa KTQT, ThS Trần Song Thành, PGĐ Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, TS Hoàng Hải, Phó trưởng phòng Hành chính Tổng hợp.

GS Andreas Stoffers và PGS TS Nguyễn Thị Tường Anh chủ trì Tọa đàm

Diễn giả TS. Rainer Zitelmann trình bày tham luận

Diễn giả ThS Phạm Phương Thảo trình bày tham luận

Câu hỏi từ đại biểu tham dự trực tiếp tại Tọa đàm

Câu hỏi từ đại biểu tham dự trực tiếp tại Tọa đàm

Câu hỏi từ đại biểu tham dự trực tiếp tại Tọa đàm

Các đại biểu và khách mời tham gia Tọa đàm