Công nghệ Blockchain được xem là “chìa khóa” cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin tương lai trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0. Ngày 22/12/2022, Trường Đại học Ngoại thương đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Hiệp hội Blockchain Việt Nam, với lễ ký kết này Hiệp hội Blockchain Việt Nam cùng Trường Đại học Ngoại thương sẽ thúc đẩy đào tạo nhân lực cho kinh tế số, mở ra những bước tiến mới cho chuyển đổi số nói chung và cho blockchain nói riêng.
Phát biểu khai mạc sự kiện, PGS.TS Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ: “Trường Đại học Ngoại thương định hướng trở thành ngôi trường đổi mới sáng tạo. Đây là xu hướng tất yếu phù hợp với đặc điểm, truyền thống lịch sử và tương lai của trường, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số và chính phủ số của Đảng và Nhà nước. Chúng tôi nhận thức rất rõ vai trò của kinh tế số, vai trò của blockchain, trong phát triển đại học, trong nghiên cứu và trong đào tạo. Sứ mệnh của FTU là đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện những mục tiêu trên, chuẩn bị những hành trang và xây dựng các chương trình đào tạo…”.
Thông qua lễ ký kết, hai bên có thể tăng cường phối hợp, hỗ trợ cùng nhau trong mục tiêu, sứ mạng chung; nhất là tăng cường giới thiệu, quảng bá với cộng đồng về Blockchain – lĩnh vực còn rất nhiều dư địa, tiềm năng phát triển. Sứ mệnh của Nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện những mục tiêu trên, chuẩn bị những hành trang và xây dựng các chương trình đào tạo. Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương cho biết Trường Đại học Ngoại thương không chỉ phối hợp với Hiệp hội Blockchain Việt Nam mà đã cùng rất nhiều các tổ chức, doanh nghiệp ở đây đồng hành để đạt được các mục tiêu chung xây dựng kinh tế số vững mạnh.
Tiếp nối chương trình, Đại diện Hiệp hội Blockchain Việt Nam, GS. TS Hoàng Văn Huây – Chủ tịch Hiệp hội khẳng định Blockchain là cơ sở dữ liệu công khai mà không ai có thể thay đổi được về nội dung hay về lịch sử, có thể được ứng dụng vào thương mại quốc tế, các ngành kinh tế, kỹ thuật, thậm chí giáo dục đào tạo, quản lý tài nguyên, đất đai và quản lý nhân sự. Vai trò của Blockchain trong tương lai được khẳng định ở rất nhiều nền kinh tế trong thế giới. Toạ đàm được tổ chức tại khuôn viên trường Đại học Ngoại thương khẳng định vị thế đi đầu trong vai trò “đổi mới sáng tạo” của Lãnh đạo và cán bộ giảng viên nhà trường.
Mở đầu cho Tọa đàm “Vai trò của Blockchain trong phát triển Kinh tế số”, PGS. TS. Đào Ngọc Tiến đã trình bày tham luận “Tổng quan về nền kinh tế số Việt Nam”. Theo đó, PGS. TS. Đào Ngọc Tiến khẳng định tiềm năng to lớn của ngành kinh tế số. Theo đó, ngành Công nghệ Thông tin đạt doanh thu ước tính 136 tỷ Đô La Mỹ, quy mô xuất khẩu ngành đạt 90 tỷ Đô La Mỹ, với 64.000 doanh nghiệp. Vì vậy, Việt Nam nói chung và Trường ĐH Ngoại Thương nói riêng cần đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế số đáp ứng nhu cầu nhân lực cấp bách sắp tới.
Từ phía Hiệp hội, ông Phan Đức Trung – Phó Chủ tịch thường trực chia sẻ nội dung về “Công nghệ blockchain và tác động kinh tế xã hội” và ông Nguyễn Bách Việt đến từ Microtec Việt Nam trình bày tham luận về “Blockchain trong Kinh Tế Số”. Blockchain được khẳng định là một phần của nền kinh tế số nhằm tăng niềm tin vào dữ liệu số, giúp tăng cường tính xuyên xuốt vào bảo toàn dữ liệu. Bên cạnh đó, một số vai trò khác của Blockchain có thể kể đến bao gồm tăng cường tự động hoá và định danh điện tử, và đẩy nhanh kích hoạt sớm giao dịch. Tất cả các kênh tác động này hướng góp phần không nhỏ trong phát triển nền kinh tế cả về chiều dọc và chiều ngang. Tuy nhiên, cần nhìn nhận cả mặt trái của công nghệ này tại Nhật (Sàn Mt. Gox năm 2014), Hàn Quốc(Hệ sinh thái Terra/LUNA sụp đổ năm 2022), hay Hoa Kỳ (Chủ sàn FTX bị bắt, FTT mất giá trị năm 2022). Sự sụp đổ của hàng loạt nền tảng và hệ sinh thái tiền mã hóa đã khiến các cơ quan quản lý trên thế giới nhận ra tầm quan trọng của chính sách và Khung pháp lý. Vì vậy, việc hoàn thiện khung pháp lý và nền sinh thái là nhiệm vụ tất yếu đòi hỏi việc đào tạo nhân sự am hiểu công nghệ Blockchain.
Tiếp theo các bài tham luận là phần đối thoại với chủ đề “Đưa Blockchain vào đào tạo: Chìa khoá để tăng trưởng kinh tế số” của hai diễn giả Ông Nguyễn Cảnh Bình – Chủ tịch Alphabook và – Ông Nguyễn Minh Tuấn – Founder TOPI & CEO AFA Capital. Hai diễn giả đã chia sẻ về các hình thức phổ cập kiến thức công nghệ (qua sách) và các cách quản lý tài chính, cũng như sự cần thiết của việc phổ cập kiến thức và trải nghiệm về công nghệ số của doanh nghiệp và người dân, tăng cường sự tham gia của các thành phần và từ đó thúc đẩy nền kinh tế số phát triển. Phần đối thoại cũng đã chỉ ra một số vấn đề thách thức trong việc đưa blockchain vào giảng dạy như việc thiếu đội ngũ được đào tạo, am hiểu, do đó cần có sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo với các hiệp hội chuyên ngành để có thể xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo về số.
Phiên thảo luận theo sau với nội dung “Cơ hội và Thách thức từ ứng dụng công nghệ Blockchain trong phát triển kinh tế số” với sự tham gia của các diễn giả PGS. TS Hoàng Xuân Bình – Trưởng khoa Kinh tế Quốc tế Trường Đại học Ngoại thương, Ông Trần Dinh – Chủ nhiệm Uỷ ban ứng dụng Fintech, CEO AlphaTrue, Ông Trần Quang Chiến – Nhà sáng lập của tổ chức ONUSChain, và Bà Mai Ngô – Chuyên gia Giải pháp ứng dụng công nghệ Blockchain. Trong phiên thảo luận, các diễn giả đã đưa ra ý kiến chuyên sâu về thương mại trên nền tảng số; marketing số, an toàn và bảo mật dữ liệu và truyền thông trong nền kinh tế số và các kỹ năng dẫn dắt để chuyển đổi số cho các tổ chức, các công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn… nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp phát triển khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, PGS. TS. Hoàng Xuân Bình đã nhấn mạnh định hướng của trường Đại học Ngoại thương trong việc quyết liệt đổi mới chương trình giảng dạy phù hợp thực tế đặc biệt nội dung liên quan đến kinh tế số như việc triển khai chương trình vệ tinh dữ liệu, Khoa Kinh tế quốc tế đã có các môn Kinh tế số, Số hóa nền kinh tế mở trong chương trình đào tạo. Ngoài ra, để mang tới lợi ích hơn nữa sv trong tương lai, PGS. TS. Hoàng Xuân Bình cũng chia sẻ trường Đại học Ngoại thương nói chung khoa nói riêng luôn mong muốn phối hợp với các hiệp hội để phối hợp, đồng giảng dạy các môn học.
Cũng tại tọa đàm, ông Phan Đức Trung – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã có những chia sẻ về sự hợp tác giữa trường ĐHNT và Hiệp hội Blockchain Việt Nam cũng như Tọa đàm “Vai trò của Blockchain trong phát triển kinh tế số”. Ông Phan Đức Trung đã gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Ngoại thương và PGS. TS. Hoàng Xuân Bình đã tích cực thúc đẩy buổi lễ ký kết giữa trường Đại học Ngoại thương và Hiệp hội Blockchain Việt Nam, tạo cơ hội cho sinh viên có thể tiếp cận với kiến thức từ các chuyên gia, nguồn sách và giáo trình công nghệ, là cơ sở cho việc thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực cho Kinh tế số.
Kết thúc tọa đàm, PGS. TS. Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương gửi lời cảm ơn đến Hiệp hội Blockchain Việt Nam và khẳng định định hướng đổi mới, sáng tạo của nhà trường cũng như việc xây dựng phát triển chương trình đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế số.
Dưới đây là bản tin của VTC về chương trình và cuộc phỏng vấn PGS, TS Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương:
https://youtu.be/NBdpJXtmpnM
Một số hình ảnh của Lễ ký kết và Tọa đàm
PGS, TS Bùi Anh Tuấn – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương phát biểu khai mạc
Chương trình nhận được sự quan tâm của các đại biểu, khách mời, diễn giả, các nhà nghiên cứu, các sinh viên, cao học viên và các báo đài đến đưa tin
Lễ ký kết được tổ chức long trọng trước sự chứng kiến của tập thể Lãnh đạo trường Đại học Ngoại thương và đại diện Hiệp hội Blockchain Việt Nam VBA
PGS, TS Bùi Anh Tuấn – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương và GS, TS Hoàng Văn Huây – Chủ tịch hiệp hội Blockchain Việt Nam VBA trao đổi biên bản ghi nhớ MOU
Tập thể Lãnh đạo Trường Đại học Ngoại thương và Hiệp hội Blockchain Việt Nam chụp ảnh lưu niệm
PGS, TS Bùi Anh Tuấn – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương tặng quà lưu niệm của trường cho GS, TS Hoàng Văn Huây – Chủ tịch hiệp hội Blockchain Việt Nam VBA
PGS, TS Đào Ngọc Tiến mở đầu tọa đàm với tham luận “Tổng quan về nên kinh tế số Việt Nam”
Phó Chủ tịch thường trực Phan Đức Trung chia sẻ nội dung về “Công nghệ blockchain và tác động kinh tế xã hội”
Ông Nguyễn Bách Việt đến từ Microtec Việt Nam trình bày tham luận về “Blockchain trong Kinh tế số”
Tiếp theo các bài tham luận là phần đối thoại với chủ đề “Đưa Blockchain vào đào tạo: Chìa khoá để tăng trưởng kinh tế số” của hai diễn giả Ông Nguyễn Cảnh Bình – Chủ tịch Alphabook và – Ông Nguyễn Minh Tuấn – Founder TOPI & CEO AFA Capital
Trong phiên thảo luận, PGS, TS Hoàng Xuân Bình, Trưởng Khoa Kinh tế Quốc tế, cho biết đơn vị đã đưa nhiều môn học liên quan đến Kinh tế số vào giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học trong các chương trình đào tạo tại Trường Đại học Ngoại thương nhấn mạnh quyết tâm của Lãnh đạo Nhà trường và Khoa muốn trang bị cho người học những kỹ năng, kiến thức số để bắt kịp sự phát triển của nền Kinh tế số, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam
Phần đối thoại và phiên thảo luận đã nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn sinh viên, cao học viên quan tâm đến chủ đề Kinh tế số
Phần đối thoại và phiên thảo luận đã nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn sinh viên, cao học viên quan tâm đến chủ đề Kinh tế số
PGS, TS Bùi Anh Tuấn tặng quà cho các diễn giả đến tham dự sự kiện
Hiệp hội Blockchain Việt Nam gửi lời cảm ơn công tác tổ chức của Trường Đại học Ngoại thương và tặng quà cho tập thể Lãnh đạo Nhà trường và Khoa Kinh tế Quốc tế
PGS, TS Bùi Anh Tuấn – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương tổng kết tọa đàm và gửi lời cảm ơn đến hiệp hội Blockchain Việt Nam VBA và các diễn giả tham gia chương trình
Kết thúc chương trình, các đại biểu, khách mời, diễn giả, các nhà nghiên cứu, các sinh viên, cao học viên chụp ảnh lưu niệm