LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Trường Đại học Ngoại Thương đã có hơn 60 năm kinh nghiệm giảng dạy các môn học thuộc lĩnh vực Kinh tế quốc tế như Quan hệ kinh tế quốc tế, Chính sách thương mại quốc tế, Đầu tư quốc tế, Chuyển giao công nghệ, Thanh toán quốc tế, Lý thuyết tài chính tiền tệ.

Cùng với quá trình đổi mới kinh tế của Việt Nam, từ năm 1993, các môn học Kinh tế học như Kinh tế Vi mô, Kinh tế Vĩ mô bắt đầu được đưa vào giảng dạy trong nhà trường.

Kinh tế quốc tế là ngành học trang bị cho sinh viên kiến thức liên quan đến thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư quốc tế thông qua đào tạo lý thuyết, chính sách và các kỹ năng phân tích kinh tế. Trong mục tiêu đưa Kinh tế quốc tế thành một ngành đào tạo độc lập, tách khỏi ngành kinh doanh, trên cơ sở kế thừa và phát huy kinh nghiệm giảng dạy lâu năm trong các lĩnh vực Kinh tế quốc tế của trường Đại học Ngoại thương, ngày 1 tháng 1 năm 2009, Bộ môn Kinh tế học được thành lập, tách ra từ Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế. Và từ ngày 1 tháng 9 năm 2009, Bộ môn Kinh tế học chính thức chuyển thành Khoa Kinh tế quốc tế.

Khoa Kinh tế Quốc tế được tổ chức và có bộ máy hoạt động giống với các khoa Kinh tế trên thế giới, với trụ cột là năm lĩnh vực cơ bản nhất của kinh tế học, đó là Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Phương pháp nghiên cứu và dự báo kinh tế, Kinh tế phát triển và Kinh tế quốc tế. Cấu thành quan trọng khác của khoa là các lĩnh vực kinh tế chuyên ngành như Kinh tế phát triển, Kinh tế môi trường, Kinh tế công cộng, Kinh tế khu vực… đặc biệt là Kinh tế quốc tế.

Khoa Kinh tế quốc tế có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về Kinh tế học, đặc biệt chú trọng đến môi trường làm việc trong điều kiện hội nhập quốc tế, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Khoa Kinh tế quốc tế khẳng định sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức lý thuyết vững vàng, kỹ năng phân tích định tính và định lượng chắc chắn, kỹ năng ngoại ngữ thông thạo để có thể làm việc thành công trong lĩnh vực mình lựa chọn.

Là một khoa chuyên môn về Kinh tế học, sứ mệnh của khoa Kinh tế quốc tế còn là nghiên cứu khoa học, hợp tác và trao đổi khoa học với các tổ chức nghiên cứu, đào tạo trong và ngoài nước, đưa các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng thực tế trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam. Các giảng viên của khoa thường xuyên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ; các đề tài nghiên cứu được tài trợ của nước ngoài như Canada, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Úc; các hợp đồng nghiên cứu khoa học và tư vấn của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc, Cộng đồng châu Âu,