Ngày 15/06/2022, Khoa Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Ngoại Thương tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề: “TIÊU DÙNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM”. Tọa đàm dưới cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến, đã nhận được sự quan tâm tham dự của đông đảo các nhà nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh, cao học viên và sinh viên của Trường Đại học Ngoại Thương.
Tọa đàm có sự tham gia của PGS, TS Hoàng Xuân Bình, Trưởng Khoa Kinh tế Quốc tế, Trường đại học Ngoại thương, PGS, TS Từ Thúy Anh, Tổng biên tập Tạp chí Quản lý và Kinh tế Quốc tế; PGS, TS Nguyễn Thị Tường Anh – Phó Trưởng Khoa Kinh tế Quốc tế; TS Lương Thị Ngọc Oanh – Phó Trưởng Khoa Kinh tế Quốc tế ,TS Hoàng Tuấn Dũng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh viên và một số lãnh đạo các đơn vị, khách mời trong và ngoài Trường cũng như hơn 200 giảng viên, sinh viên, học viên cao học và NCS ở cả 3 cơ sở của Trường đại học Ngoại thương. Đặc biệt, ngoài diễn giả Phạm Hương Giang thuộc Khoa Kinh tế quốc tế, Trường đại học Ngoại thương, tọa đàm còn có sự tham gia của diễn giả Sử Ngọc Diệp, giảng viên, nhà nghiên cứu thuộc Khoa Du lịch, Trường đại học Kinh tế, đại học Đà Nẵng. Tọa đàm cũng nhận được quan tâm của giới truyền thông với các phóng viên của Đài truyền hình TTXVN và Báo Kinh tế môi trường đến tham dự và đưa tin.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, PGS TS Hoàng Xuân Bình đánh giá cao tính cấp thiết của chủ đề tọa đàm. PGS, TS Hoàng Xuân Bình nhấn mạnh sự hợp tác trong nghiên cứu khoa học giữa các đơn vị nghiên cứu khác nhau là một trong những chiến lược quan trọng nhằm phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Ngoại thương nói chung và của Khoa Kinh tế quốc tế nói riêng. PGS, TS Hoàng Xuân Bình tin tưởng rằng các thảo luận thực chất, có giá trị khoa học, sẽ gợi mở nhiều hướng nghiên cứu mới về lĩnh vực tiêu dùng xanh trong tương lai.
Tại tọa đàm, các đại biểu tham dự được lắng nghe hai tham luận trong đó có một tham luận đến từ TS Phạm Hương Giang với chủ đề “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới ý định mang túi mua sắm riêng của người dân thành phố Hà Nội” và tham luận “Nghiên cứu hành vi mua sắm tại các cửa hàng thực hành bao bì thân thiện môi trường: Trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam” đến từ Tiến sĩ Sử Ngọc Diệp. Các tham luận đã cung cấp những thông tin vô cùng hữu ích liên quan đến tiêu dùng xanh, giảm thiểu việc sử dụng túi nilon và khuyến khích sử dụng các loại bao bì thân thiện với môi trường. Các vấn đề liên quan đến thu thập và xử lý số liệu trong kinh tế, một chủ đề mà các nghiên cứu sinh, cao học viên và sinh viên hiện nay rất quan tâm cũng được thảo luận chi tiết.
TS Lương Thị Ngọc Oanh chủ trì tọa đàm tổng kết lại buổi tọa đàm cho rằng buổi tọa đàm đã đem đến rất nhiều các kiến thức mới bổ ích về tiêu dùng xanh, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt tọa đàm còn đem đến những phương pháp nghiên cứu hiện đại, rất bổ ích dành cho các bạn cao học viên, NCS đang học tập và nghiên cứu tại Trường đại học Ngoại thương.
Cuối chương trình, ban tổ chức nhận được nhiều phản hồi tích cực về nội dung và hình thức tổ chức, việc thành công trong kết hợp tổ chức trực tiếp và trực tuyến, đặc biệt có sự gắn kết, trao đổi thông tin liên tục giữa các diễn giả và các nhà nghiên cứu, học viên tham dự tọa đàm.
Một số hình ảnh của buổi tọa đàm:
Các đại biểu, diễn giả, thầy cô và cao học viên, NCS Khoa Kinh tế Quốc tế tham dự tọa đàm
PGS, TS Hoàng Xuân Bình phát biểu khai mạc tọa đàm
TS Lương Thị Ngọc Oanh chủ trì tọa đàm
TS Sử Ngọc Diệp trình bày tham luận trực tuyến tại tọa đàm
TS Phạm Hương Giang trình bày tham luận tại tọa đàm
Trao đổi, thảo luận tại tọa đàm
Báo chí đưa tin về tọa đàm
1. Tạp chí Việt Nam hội nhập: shorturl.at/hvG08
2. Tạp chí Kinh tế môi trường: shorturl.at/hkK05